Làm thế nào để đồ gỗ luôn sạch đẹp? Cách vệ sinh đồ gỗ

Trước khi tìm hiểu "Làm thế nào để đồ gỗ luôn sạch đẹp?" Bạn hãy cùng Xưởng Gỗ An Lạc hãy tìm hiểu trước các tác nhân ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồ gỗ đã nhé:

Mục lục nội dung ẩn

Các tác nhân ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đồ gỗ

- Bụi, vết bẩn: là tác nhân thường nhật gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đồ nội thất gỗ, tuy không gây hư hại trực tiếp đến đồ gỗ nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chúng.

- Ẩm: nguyên liệu gỗ chế tác thành sản phẩm đồ nội thất gỗ đều trải qua công đoạn sấy khô sẽ có tính hút ẩm cao. Môi trường độ ẩm cao hoặc úng nước mưa,… sẽ dẫn tới tình trạng nấm mốc, mối mọt ở đồ gỗ nội thất khiến chúng nhanh hỏng. Hiện tượng mục, rạn nứt cũng sẽ xảy ra.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến đồ gỗ. Nhiệt độ cao khiến đồ gỗ bị phai màu, xuất hiện khả năng mất nước gây co ngót, nứt nẻ và cong vênh ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của sản phẩm đồ gỗ tự nhiên. Tác nhân phát nhiệt độ cao tới đồ gỗ nội thất: nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời, từ lò sưởi, bếp đun,…

- Va chạm cơ học: Khi bị tác động cơ học mạnh, đồ gỗ nội thất có thể bị rạn nứt, biến dạng. Nếu tác động nhẹ cũng sẽ gây nên những vết xước trên bề mặt đồ gỗ làm mất mỹ quan. Điều này cũng tác động làm hỏng lớp bảo vệ được nhà sản xuất phủ lên đồ gỗ trong quá trình sản xuất, lâu ngày cũng khiến cho đồ gỗ bị rạn nứt.

Hiểu được các tác nhân ảnh hưởng tới vẻ đẹp của đồ gỗ nội thất chúng ta sẽ dễ dang tìm kiếm cho mình những biện pháp phòng và chống lại những tác nhân này, giúp cho đồ đỗ nội thất luồn sạch đẹp như mới.

Lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản
để hạn chế tối đa các tác nhân trên

- Không đặt nội thất gỗ tại nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, gần lò sưởi, bếp đun….

  • Nếu bạn muốn bố trí ở gần cửa sổ thì nên lắp rèm để che nắng; vừa giúp bảo quản đồ nội thất, vừa giúp bạn thoải mái làm việc hiệu quả, tập trung hơn.
  • Hạn chế đặt trực tiếp những vật có nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh trên bề mặt đồ gỗ; chúng sẽ gây ảnh hưởng đến lớp sơn phủ bên ngoài, cũng như chất gỗ bên trong của sản phẩm, sử dụng tấm lót là một giải pháp khá hay.

- Không đặt nội thất gỗ tại nơi ẩm ướt, dễ bị hắt mưa, gần với vòi nước, xả nước…

  • Để bảo quản tốt đồ nội thất gỗ bạn nên đặt chúng nơi khô ráo, sử dụng máy hút ẩm nếu cần. Khi bị rây nước, hoặc dính nước mưa, nước vòi phun phải tiến hành làm khô ngay, tuyệt đối tránh việc ngâm nước đồ gỗ lâu.

- Trong quá trình vận chuyển, xê dịch nội thất gỗ phải hết sức nhẹ nhàng để tránh bị va đập với mặt sàn

  • Lưu ý dọn gọn gàng những đồ vật xung quanh cũng như bên tại điểm đặt tránh va chạm trong quá trình xê dịch.

- Hạn chế đặt vật nặng trên bề mặt nội thất gỗ

  • Khi muốn di chuyển đồ vật hãy nhấc và đặt thay vì kéo trượt lên bề mặt đồ gỗ.
  • Không sử dụng những vật sắc nhọn có thể cào xước lên bề mặt đồ gỗ, hạn chế tối đa sự chà sát các vật dụng khác lên bề mặt đồ gỗ hoặc bạn có thể đặt những tấm đệm lót bảo vệ lên trên bề mặt gỗ để hạn chế điều này.

- Trong quá trình sử dụng giữ không cho các chất dầu mỡ hay chất bẩn dính vào

  • Hãy hạn chế để đồ ăn đổ vào và đặc biệt không để những chất có tính tẩy rửa mạnh, những dung môi có tính hoà tan cao rây vào đồ gỗ làm phá hoại lớp sơn bảo vệ, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng lâu dài của đồ gỗ.

- Lau chùi thường xuyên để loại bỏ bụi và vết bẩn,...

  • Tùy theo thời gian được khuyến nghị hoặc vị trí sử dụng đồ nội thất dễ bị bám bụi mà bạn có thể áp dụng việc lau chùi cho phù hợp, có thể là mỗi ngày 1 lần hoặc lâu hơn.
  • Lau chùi bụi bẩn sẽ giúp giữ được giá trị của sản phẩm lâu dài.

- Có kế hoạch làm mới đồ nội thất gỗ định kì

  • Tìm hiểu những biện pháp phù hợp đảm bảo chất lượng của đồ gỗ sau khi vệ sinh.

------------------------------------------------------------------------------------

Nhiều người nghĩ rằng việc sử dụng khăn ướt hoặc nước có pha thêm xà bông để vệ sinh đồ đạc, như vậy là sẽ sạch sẽ. Tuy nhiên việc này chỉ đúng với một số loại chất liệu, riêng về đồ gỗ thì không. Nếu bạn dùng khăn ướt lau chùi thường xuyên thì lâu ngày sẽ làm mất đi lớp sơn phủ và màu sắc tươi mới ban đầu. Những nội thất quan trọng như sofa gỗ, phản gỗ, chiếu ngựa cao cấp, hay bàn ăn gỗ tự nhiên trong gia đình bạn nên cẩn trọng trong việc lựa chọn cách vệ sinh, lau chùi.

Hãy là nhà thông thái trong việc vệ sinh đồ nội thất gỗ với một số lưu ý mà Xưởng Gỗ An Lạc gửi đến các bạn sau đây nhé:

Vệ sinh đồ gỗ đúng cách:

♣Đối với những đồ gỗ xuất hiện những vết bẩn thông thường:

Loại bỏ bụi, vết bẩn mới:

- Trong quá trình sử dụng đồ gỗ bị dính bụi, vết bẩn đơn giản. Nếu muốn làm sạch chúng thì bạn nên giặt sạch khăn vải mềm và vắt kiệt nước lau nhẹ lớp bụi để không bị trầy xước. Có như vậy mới có thể giúp chúng không bị ẩm ướt dẫn tới bị nứt.

- Tình huống vết bẩn cứng đầu hơn, cần dùng nước để làm sạch những vết bẩn thì chỉ nên dùng bình xịt nhẹ một lớp nước mỏng lên bề mặt, tránh phun quá nhiều nước, lực nước không nên quá mạnh sẽ làm mất độ bóng của lớp sơn bảo vệ làm nước ngấm xuống khiến bề mặt gỗ chóng hỏng. Dùng giẻ mềm lau theo vòng tròn quanh bề mặt gỗ. Ngoài ra có thể dùng một số loại chổi lông mềm để quét phần bụi ở những phần khe kẽ mà không thể lau đến được.

Xóa vết ố lâu ngày trên đồ gỗ:

Làm thế nào để đồ gỗ luôn sạch đẹp? Cách vệ sinh đồ gỗ

- Khi đồ dùng nội thất bị vết bẩn, vết ố lâu ngày không thể dùng nước để làm sạch được, bạn có thể xóa vết ố đó bằng cách tạo một hỗn hợp tro thuốc lá và dầu ăn hoặc giấm quết vào vết ố đó. Rồi tiến hành cọ vết ố bằng một tờ giấy nhám và lau lại với một giẻ khô.

- Có thể sử dụng một số loại nước rửa chuyên dụng xịt lên vết ố, để khoảng 2 phút, lau lại với giẻ ẩm, rồi dùng vải mềm lau khô. Nên lau theo vòng tròn, nhẹ và đều tay để tránh xước bề mặt. Lưu ý tránh dùng các chất tẩy rửa dạng hòa tan hoặc những sản phẩm có thành phần là nước lên lớp vải bọc. Đồ nội thất có thể bị hư hại vĩnh viễn nếu bạn dùng sai chất tẩy rửa.

Những lưu ý khi chọn sản phẩm vệ sinh chuyên dụng phù hợp:

  • Với đồ gỗ có bề mặt hở thì phải tránh không được để bị ướt và nên đổ thuốc tẩy ra vải trước, chứ không đổ trực tiếp lên đồ nội thất gỗ.
  • Với đồ gỗ được phủ ngoài là lớp Vecni: cũng khá nhạy cảm với nước – lau chùi thông thường bằng một miếng vải hơi ẩm là cách tốt nhất, nhớ xử lý các vết bẩn cứng đầu kỹ càng với dung dịch thuốc tẩy.
  • Với đồ gỗ được phủ ngoài là lớp sơn, bạn có thể dùng loại nước rửa bát thông thường để lau chùi một cách dễ dàng.
  • Với vết bẩn dạng sáp, dầu cần loại chất tẩy rửa gỗ dạng xà phòng.

Đặc biệt, phải luôn thử trước thuốc tẩy mà bạn chuẩn bị dùng trên một diện tích nhỏ và khuất để yên tâm rằng sẽ không gây ra hư tổn không đáng có trên mặt tiền nội thất gỗ nhà mình các bạn nhé!

♣Đối với những đồ gỗ sử dụng lâu ngày, cần đánh bóng, làm mới:

Nội thất đồ gỗ như sofa gỗ, bàn ăn gỗ, phản gỗ, hay kệ ti vi gỗ tự nhiên đều được phủ một lớp sơn quan trọng để bảo vệ chất gỗ bên trong. Sau một thời gian sử dụng, đồ dùng bằng gỗ sẽ bị bám bụi và mất đi độ bóng. Chính vì vậy việc làm mới lại lớp sơn này cũng là một cách để giữ cho đồ gỗ luôn mới. Bạn có thể áp dụng một trong hai cách đánh bóng sau đây để làm chúng mới như ban đầu.

Cách vệ sinh đồ gỗ

- Đánh bóng đồ nội thất gỗ bằng dung dịch tự chế:

Bước 1: chọn một dung dịch đánh bóng gỗ phù hợp và chất lượng.

Một số loại dung dịch đánh bóng bạn có thể chọn:

Làm thế nào để đồ gỗ luôn sạch đẹp

Bước 2: làm sạch bụi bẩn trước khi đánh bóng: giúp dễ dàng thực hiện việc đánh bóng, sản phẩm thu được sẽ lên màu đẹp hơn và không có gợn bụi.

Bước 3: Đánh bóng sản phẩm với dung dịch đã chọn:

  • dùng một mảnh vải sạch thấm dung dịch đánh bóng để lau chùi khoảng hai hoặc ba lần lên bề mặt đồ gỗ.
  • để dung dịch khô tự nhiên, rồi dùng vải khô lau nhẹ toàn bộ bề mặt vừa đánh bóng.

- Đánh bóng vệ sinh đồ gỗ bằng dầu chuyên dụng:

Dầu chuyên dụng đánh bóng đồ gỗ có thể sử dụng:

Làm thế nào để đồ gỗ luôn sạch đẹp? Cách vệ sinh đồ gỗ

Cách sử dụng dầu đánh bóng gỗ chuyên dụng:

+ Dạng bình xịt đánh bóng gỗ

- Lắc đều bình trước khi sử dụng .

- Giữ khoảng cách bình xịt với bề mặt vật dụng khoảng 20cm.

- Xịt dung dịch trực tiếp lên bề mặt bị bẩn, dùng vải mềm lau khô.

- Nên lau theo hình tròn, không cần lau bằng nước trước khi dùng dầu đánh bóng đồ gỗ .

+ Dạng kem đánh bóng gỗ (si đánh bóng)

- Dùng giấy nhám mịn P320 hoặc P400 chà nhẹ qua một lượt đồ gỗ đã cũ, rồi dùng chổi hoặc vải mềm lau sạch bụi gỗ.

- Dùng vải xô, chổi sơn, bọt biển chấm vào si rồi đánh lên bề mặt đồ gỗ, để si dầu ngấm vào gỗ hoàn toàn mới lau lại bằng vải mềm.

+ Sơn Vecni (hỗn hợp giữa cánh kiến và cồn 90 độ). Các bạn có thể kiếm dễ dàng trên thị trường. Tuy nhiên, việc đánh bóng sản phẩm đồ gỗ bằng vecni đòi hỏi tay nghề ở người dùng; bởi đánh lên thì dễ nhưng để được đều màu thì không dễ chút nào:

Quy trình đánh Vecni gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Xả nhám bề mặt gỗ bằng giấy nhám có độ mịn vừa phải P180. Rồi dùng vải xô mềm lau sạch gỗ

Bước 2: Dùng giấy nhám có độ mịn cao hơn là P240 để xả nhám bề mặt gỗ lần 2; rồi lại lau sạch bằng vải xô giúp cho bề mặt gỗ được phẳng và láng bóng.

Bước 3: Tiến hành pha Vecni đặc với nước theo tỷ lệ 1:1 thành dạng dung dịch; rồi quét dung dịch đã pha bằng cọ lên bề mặt gỗ.

Bước 4: Sau khi dung dịch khô, bạn dùng giấy nhám P320 xả sạch; rồi lại lau bằng vải xô mềm.

Bước 5: Tiếp tục quét Vecni lên gỗ, đợi cho khô rồi dùng giấy nhám P400; sau đó lại lau sạch bằng vải xô mềm.

Bước 6: Tiếp tục quét Vecni lên gỗ giống như bước 5. Rồi dùng giấy nhám P600 để lau sạch, khi bề mặt gỗ trở nên láng mịn, bóng đạt yêu cầu thì tức là bạn đã hoàn thành việc đánh sơn Vecni.

Lưu ý:

- Chọn Vecni phù hợp cho từng loại sản phẩm đồ gỗ chất liệu khác nhau.

- Thời điểm đánh vecni phải thích hợp, không sơn phủ vào những hôm thời tiết ẩm thấp, mưa kéo dài.

- Cần làm sạch, nhẵn bóng mọi món đồ gỗ trước khi đánh Vecni. Vệ sinh nhẹ nhàng sau khi đánh.

Lưu ý đối với các biện pháp vệ sinh:

  • Sử dụng dụng cụ và dung dịch vệ sinh nội thất phù hợp với bề mặt gỗ. Có thể thử trước chất lượng dung dịch trên một phạm vi nhỏ; để xem có đạt tác dụng như mong muốn hay không
  • Vệ sinh kỹ những mặt quan trọng cần đặc biệt lưu ý; như mặt sau, mặt dưới hoặc mặt bên trong của đồ dùng.
  • Chỉ làm sạch đồ dùng khi cần thiết, có thể một tuần một lần với các biện pháp đơn giản; biện pháp khó như đánh vecni có thể sử dụng trong vài năm.
  • Sơn xịt, nhám chà cũng nên hạn chế dùng khi vệ sinh đồ gỗ; vì như vậy sẽ khiến đồ dùng bị đánh bóng quá mức hoặc chà mòn nội thất nhà bạn. Chỉ cần lau nhẹ bằng nước tẩy rửa pha nước.
  • Luôn lau sạch cặn bằng vải sợi nhỏ và khô trước và sau khi đánh bóng.

Trên đây Xưởng Gỗ An Lạc đã giới thiệu đến các bạn một số biện pháp; cùng những lưu ý khi vệ sinh đồ gỗ nội thất. Nếu bạn làm đúng với hướng dẫn trên; đảm bảo sản phẩm của bạn sẽ như mới mua về và bền đẹp hơn theo thời gian. Chúc các bạn thành công. Để được tư vấn kỹ hơn hoặc có nhu cầu thay mới không gian nội thất gỗ nhà mình; hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *