Cách giúp gỗ tự nhiên chịu nước tốt hơn

Hiểu biết một chút về chất liệu gỗ tự nhiên các bạn sẽ biết một đặc tính của nó là khả năng hút ẩm rất cao. Đặc biệt sau khi trải qua quá trình sấy khô (độ ẩm trung bình còn khoảng 15-20%); tính hút ẩm này càng ra tăng. Đặc tính này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng; độ bền của các sản phẩm đồ gỗ. Chính vì vậy, chống thấm nước là việc làm rất quan trọng với đồ gỗ tự nhiên; giúp tăng tuổi thọ sản phẩm. Trong bài viết này hãy cùng Xưởng Gỗ An Lạc tìm hiểu lý do tại sao; cùng những phương pháp chống thấm hiệu quả các bạn nhé.

♣Lý do chống thấm nước cho đồ gỗ tự nhiên:

- Gỗ nếu chưa được xử lý sẽ ngấm nước, khiến nó nở ra; sau đó co lại khi chúng khô đi. Chu kỳ giãn nở và co lại này có thể khiến nó bị nứt hoặc cong vênh. Việc chống thấm nước giúp ngăn chặn điều này xảy ra.

- Nước cũng có thể làm trôi màu của một số loại gỗ; cũng như màu sơn của sản phẩm (nếu có).

- Độ ẩm của nước tạo môi trường thuận lợi phát triển của nấm mốc, và rong rêu, có thể làm hỏng hoặc đổi màu gỗ, thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người sử dụng.

Chính vì vậy, sử dụng các sản phẩm để chống thấm cho gỗ rất có lợi vì bạn có thể bảo vệ đồ gỗ nhà mình trước sự tác động xấu của nước, và chống lại được các điều kiện ngoài trời khác như tiếp xúc với tia cực tím.... Gỗ được xử lý chống thấm cẩn thận có khả năng chống lại được các mối nguy hiểm điển hình như đã nêu ở trên. Nếu bạn quan tâm đến độ bền lâu dài tổng thể của đồ gỗ, thì việc chống thấm là điều bắt buộc.

♣Trước khi quyết định chống thấm cho gỗ bạn cần xem xét đồ gỗ nhà mình có cần được chống thấm hay không?

Đồ gỗ nhà bạn sử dụng một thời gian dài, lớp chống thấm mà nhà sản xuất trang bị cho sản phẩm có thể bị bào mòn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mất đi khả năng chống nước hiệu quả. Để xem xem đồ gỗ nội thất bạn đang sử dụng đã phải tiến hành các biện pháp chống thấm hay chưa các bạn chỉ cần làm một thử nghiệm nhỏ như sau:

Dùng một bình nước nhỏ, xịt nhẹ lên bề mặt đồ gỗ, nếu nước nổi lên khi chạm vào gỗ, vật liệu đó vẫn được bảo vệ và không cần phải thi công thêm, ngược lại nếu thấy giọt nước bị thấm vào gỗ dù là một chút bạn cũng nên áp dụng các biện pháp chống thấm gỗ tự nhiên.

Các loại sản phẩm chống thấm gỗ và hướng dẫn sử dụng

-----------000--------------

Sản phẩm chống thấm cho gỗ có nhiều loại có phương thức tác dụng và bản chất khác nhau:

  • Phương thức tác dụng: Chúng có thể cung cấp màng chống thấm hay màng chắn bề mặt, hoặc có thể xâm nhập sâu vào gỗ, lấp đầy các lỗ rỗng và khoảng trống.
  • Bản chất: Một số sản phẩm chỉ đơn giản bao gồm một loại dầu có khả năng đẩy nước. Những loại khác chứa polyme hoặc nhựa trong dung môi bay hơi, để lại một vật liệu rắn, không thấm nước.

Hướng dẫn sử dụng một số loại chất chống thấm:

1. Dùng dầu chống thấm:

- Một số loại dầu có tính chống thấm cao được sử dụng: dầu lanh, dầu trẩu, dầu óc chó… Dầu hạt lanh và dầu trẩu có thể mua tại cửa hàng vật liệu gỗ. Dầu hạt óc chó được bày bán cùng với dầu ô liu trong các cửa hàng thực phẩm.

- Phạm vị áp dụng: không được sử dụng rộng rãi, chỉ thích hợp dùng để xử lý mẩu gỗ, những vật dụng gỗ kích cỡ nhỏ như tượng gỗ, tranh gỗ hay cặp lục bình cỡ nhỏ… do giá thành của các loại dầu chiết suất này đắt hơn so với dùng các loại chất chống thấm khác. Mặt khác cũng phải chú ý đế nguy cơ gây dị ứng của dầu tự nhiên cho người sử dụng.

- Tiến hành: Gồm 6 bước
Bước 1: Chọn loại dầu phù hợp với đồ gỗ cần xử lý:
Bước 2: Pha hỗn hợp chống thấm:

- Pha hỗn hợp dầu trong đồ đựng bằng kim loại, chẳng hạn như lon sữa bỏ. Khuấy đều các nguyên liệu.

- Hỗn hợp gồm: một phần dầu (trẩu, hạt lanh hoặc óc chó), một phần dầu thông và 1/2 phần giấm táo. Hỗn hợp này sẽ giúp dầu bám lâu hơn và tạo ra lớp phủ tốt hơn.

Bước 3: Xử lý bề mặt gỗ trước khi đánh dầu:

- Dùng giấy nhám dày có độ nhám cao P180 hoặc dũa kim loại để xử lý các khuyết điểm hiện trên bề mặt gỗ.

- Mài mịn bề mặt gỗ bằng giấy nhám loại P240 hoặc P320 để bề mặt thấm hút dầu tốt hơn.

- Quét hoặc lau sạch những mảnh vụn bằng khăn khô trước khi bôi dầu. Gỗ phải khô trước khi được xử lý bằng dầu.

Bước 4: Phủ dầu lên đồ gỗ:

- Đổ một ít dầu lên bề mặt khăn. Không đổ dầu trực tiếp lên gỗ.

- Bôi dầu theo chiều của thớ gỗ bằng cách di chuyển từ trong ra ngoài. Sao cho lớp phủ thật đều mà dầu không bị đọng lại trên bề mặt gỗ. Không chạm vào dầu trong khi chờ nó thấm vào gỗ.

- Đợi khoảng 30 phút để dầu thấm vào gỗ, sau đó lau bề mặt gỗ bằng vải xô mềm để giảm bớt dầu thừa.

- Sau khi dung dịch khô (khoảng 24 tiếng), bạn dùng giấy nhám P320 xả sạch rồi lại lau bằng vải xô mềm.

Bước 5: Tiếp tục phủ dầu lên gỗ, đợi cho khô rồi dùng giấy nhám P400, sau đó lại lau sạch bằng vải xô mềm.
Bước 6: Phủ thêm lớp thứ hai và thứ ba.

Tiếp tục phủ dầu lên gỗ giống như bước 5. Rồi dùng giấy nhám P600 để lau sạch, khi bề mặt gỗ trở nên láng mịn, bóng đạt yêu cầu thì tức là bạn đã hoàn thành việc phủ dầu chống thấm. Việc chống thấm bằng dầu sẽ mất nhiều thời gian hơn khi dùng các sản phẩm phủ bề mặt và phải làm thành nhiều lần.

2. Chống thấm bằng sản phẩm phủ bề mặt, sơn PU:

- Hiện có hai dạng sơn chống thấm hay được sử dụng: Water Seal (chống thấm dạng nước) và Stain Sealer (sơn phủ bề mặt). Bạn có thể mua những sản phẩm này ở cửa hàng chuyên bán vật liệu sơn, nhưng phải lưu ý:

  • Mua đúng loại sơn phủ bề mặt gỗ cho đồ gỗ nhà bạn (loại này sẽ có tính kháng ẩm và tia UV cao hơn).
  • Kiểm tra bao bì sản phẩm để biết hướng dẫn sử dụng và thời gian hong khô.
  • Một số sản phẩm phủ bề mặt gỗ bằng dụng cụ xịt sơn, số khác có thể dùng cọ sơn để phủ bạn cần chú ý mua và sử dụng cho đúng.
  • Bạn cũng có thể mua sơn phủ có màu và mài bề mặt gỗ trước khi sơn.

- Phạm vị áp dụng: được sử dụng rộng rãi hơn, thích hợp những bề mặt lớn như nội thất gỗ có kích thước lớn trong nhà: sofa gỗ, bàn ăn gỗ, phản sập, chiếu ngựa…. Phủ bề mặt gỗ sau mỗi vài năm để gỗ bền hơn.

- Tiến hành: Gồm 6 bước
Bước 1: Chọn loại dầu phù hợp với đồ gỗ cần xử lý:

- Các sản phẩm phủ thường được đặt tên theo bề mặt cần xử lý. Chẳng hạn như bạn có thể tìm thấy sản phẩm phủ sản phẩm phủ đồ gỗ nội thất, sản phẩm phủ đồ gỗ ngoại thất (sản phẩm phủ hàng rào, sản phẩm phủ sàn… loại này sẽ có tính kháng ẩm và tia UV cao hơn)

Bước 2: Xử lý bề mặt đồ gỗ

- Bước 2 này sẽ tiến hành hoàn toàn tương tự “Bước 3” của phương pháp chống thấm bằng dầu ở phía trên. Bước này sẽ làm sạch lớp phủ ban đầu của đồ gỗ, giúp cho sản phẩm phủ chống thấm có thể thấm sâu vào bên trong.

- Phải đảm bảo bề mặt gỗ được làm sạch trước khi sơn lớp phủ.

Bước 3: Sơn một lớp phủ thật đều.

- Chuẩn bị cọ hoặc dụng cụ xịt sơn (tuỳ vào loại sơn mà sử dụng cho phù hợp) và cố gắng tạo ra một lớp phủ bề mặt thật đều.

- Lưu ý: Bạn nên chọn nơi có nhiệt độ, độ ẩm ổn định như nhà kho để thực hiện việc này để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm của không khí đang ở mức phù hợp với yêu cầu trên bao bì để sản phẩm không bị bốc hơi quá nhanh.

Bước 4: Hong khô lớp phủ bề mặt.

Xem hướng dẫn trên bao bì để biết thời gian hong khô cần thiết. Quá trình hong khô ở phương pháp này sẽ ngắn hơi so với khi hong khô dầu các bạn xem rõ bao bì để có căn cứ thực hiện. Nhiều loại sản phẩm phủ bề mặt cần khoảng 4-10 tiếng đã khô.

Bước 5: Làm mịn bề mặt của lớp phủ đầu tiên.

- Chà bề mặt gỗ bằng giấy nhám mịn P320 để tăng độ bám cho lớp phủ thứ hai, lưu ý chỉ thực hiện việc này khi hướng dẫn có yêu cầu và chỉ làm khi lớp phủ đầu đã khô hoàn toàn.

Bước 6: Phủ thêm lớp thứ hai và thứ ba.

- Thực hiện hoàn toàn tương tự bước 3 và 4 phía trên. Hãy kiên nhẫn và nhớ sơn thật đều trong suốt quá trình thực hiện. Chờ khoảng ba ngày đến một tuần để gỗ khô trước khi sử dụng.

- Lưu ý: Loại gỗ mềm (gỗ tuyết tùng, gỗ thông, gỗ vân sam, gỗ balsa,…) sẽ cần hai đến ba lớp phủ, còn gỗ cứng (gỗ gõ đỏ, gỗ hương, gỗ cẩm, gỗ me tây…) chỉ cần một lớp

Chống thấm an toàn

- Tránh những chất chống thấm gỗ tự nhiên chứa dung môi có khả năng gây hại cho con người và môi trường. Ví dụ: axeton và các hợp chất gốc dầu mỏ dễ bay hơi (VOC). Chúng có thể gây kích ứng mắt, mũi và cổ họng, cũng như đau đầu và chóng mặt nếu không được sử dụng ở nơi thông thoáng.

- Một số dung môi gốc dầu mỏ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu hít phải một lượng lớn; hoặc tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài.

- Tất cả các sản phẩm như vậy nên được tránh xa trẻ em và vật nuôi. Dung môi thường rất dễ bắt lửa; không nên sử dụng các sản phẩm có chứa dung môi dầu gần ngọn lửa trần hoặc nguồn nhiệt khác. Điều cần thiết là phải đọc hướng dẫn của nhà sản xuất; trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chống thấm nào.

- Trước khi bắt đầu công việc chống thấm của bạn, hãy quan tâm đến sự an toàn của bạn. Ở mức tối thiểu, bạn sẽ muốn có găng tay cao su dày; để bảo vệ bạn khỏi các hóa chất gây hại trong quá trình hoàn thiện.

- Làm việc bên ngoài hoặc ở nơi thông gió tốt. Nếu hệ thống thông gió kém, hãy cân nhắc sử dụng quạt.

- Ngoài ra, hãy cân nhắc sử dụng kính bảo vệ mắt để tránh bắn vào mắt. Và nếu bạn đang sử dụng máy chà nhám chạy bằng điện để chuẩn bị bề mặt chống thấm; kính bảo vệ hoặc kính bảo hộ luôn là một ý tưởng hay.

Kết luận

Mong rằng với những chia sẽ trên đây của Xưởng Gỗ An Lạc đã làm bạn rõ ràng phần nào về công việc chống thấm gỗ tự nhiên. Để biết thêm những mẹo hay hãy truy cập và website thường xuyên nhé. Chúc các bạn thành công chống nước cho sản phẩm đồ gỗ nhà mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *