Châu Phi và nguồn gỗ nhập khẩu vào Việt Nam

Nguyên liệu gỗ là một phần tối quan trọng để phát triển ngành công nghiệp chế biến sản xuất đồ gỗ nội thất. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn cung cũng ổn định; sự thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của các nước; ảnh hưởng khá nhiều tới nguồn cung gỗ thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.

Trong bài viết này đề cập đến nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên Châu Phi. Sản lượng nhập khẩu và sự ảnh hưởng của nguồn này tới Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó sẽ thấy được, sự ưa chuộng; xu hướng thị hiếu người tiêu dùng với các sản phẩm có nguồn gốc này.

Cơ duyên đưa Việt Nam đến với nguồn gỗ Châu Phi (bối cảnh nguồn nguyên liệu Việt Nam):

- Sau nhiều lần hạn chế kim ngạch khai thác gỗ tự nhiên rừng cũng như nghiêm cấm chặt phá rừng ngoài ngạch; đến ngày 22/7/2016, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 191/TB-VPCP về việc thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên; làm cho nguồn cung gỗ từ rừng tự nhiên trong nước gần như mất hẳn; kể cả từ một số diện tích rừng đã đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

- Nguồn cung gỗ nhiệt đới từ Lào trước đây là nguồn cung quan trọng nhất (giai đoạn 2013-2017); với lượng cung khoảng 1 triệu m³/năm vào giai đoạn đỉnh điểm. Tuy nhiên kể từ khi Chính phủ Lào áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến sâu; nguồn cung này chỉ còn không đáng kể, với lượng nhập mỗi năm trên dưới 50.000 m³.

- Nguồn cung từ Campuchia vẫn còn là nguồn cung quan trọng; tuy nhiên cung gỗ từ nguồn này không ổn định, xu hướng giảm và vô cùng rủi ro về mặt pháp lý.

- Ngày 01/01/2019: Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 44/2018/TT-BCT quy định về tạm ngừng kinh doanh; tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia.

Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Phi đáp ứng sự thiếu hụt của thị trường

  • Nguồn gỗ quý loại 1, loại 2 tự nguồn cung trong nước và Lào, Campuchia bị hạn chế dần; dẫn đến hậu quả thiếu một nguồn gỗ lớn để cung cấp cho thị trường sản xuất đồ gỗ tiêu dùng và đồ gỗ xuất khẩu đang phát triển mạnh của Việt Nam.
  • Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Phi ban đầu là giải pháp tình thế cho nguồn cung đang thiếu hụt của thị trường. Tuy nhiên, theo thời gian gỗ châu Phi dần dần đã có chỗ đứng khá vững trong thị phần gỗ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Có vài nguyên nhân chủ yếu có thể kể ra ngay đây:

  • Mức giá gỗ, các loài gỗ quý (gỗ giáng hương, gỗ cẩm hồng, gỗ cẩm vàng, gỗ gõ đỏ…); phù hợp với khả năng mua của nhiều người tiêu thụ (mức giá thấp hơn nhiều so với giá các loài gỗ nhập khẩu từ các nước Tiểu vùng sông Me Kông, có cùng tên gọi Việt Nam).
  • Nguồn gỗ nhập khẩu từ Châu Phi ngày càng được chấp nhận bởi người sử dụng tại Việt Nam. Các sản phẩm tạo ra khá đẹp và chất lượng (đáp ứng được yêu cầu về: tính cứng, kết cấu bền vững, khả năng chịu va đập, khả năng chống nước, chống ẩm...). Sản phẩm còn có tính thích ứng rất cao với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam.
  • Nói cách khác, gỗ châu Phi đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng; nhu cầu thị trường về các loài gỗ này tại Việt Nam ngày càng tăng.

Gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Phi ngày càng quan trọng đối với Việt Nam.

Đến nay, lượng cung gỗ nguyên liệu từ nguồn này chiếm gần 1/4 tổng lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam mỗi năm. Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, về lượng gỗ nhập khẩu từ châu lục này.

Nguồn nguyên liệu dồi dào Châu Phi:

  • Độ che phủ rừng của châu Phi ước tính chiếm 650 triệu ha bằng 17% diện tích rừng trên thế giới. Các loại rừng chính là rừng khô nhiệt đới ở Sahel (gần sa mạc Sahara), Đông và Nam Phi, các khu rừng nhiệt đới ẩm ở Tây và Trung Phi, cận nhiệt đới rừng và rừng ở Bắc Phi và rừng ngập mặn ở vùng ven biển của phía Nam.
  • Với nguồn gỗ phong phú, khu vực Trung và Tây Phi là một trong những trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu ra thị trường thế giới. Một số nước ở khu vực Trung Phi có diện tích rừng bao phủ trên 50% diện tích cả nước và là những nước xuất khẩu quan trọng mặt hàng này.
  • Nói chung Gỗ rừng Châu Phi là nguồn cung nguyên liệu tương đối tiềm năng đối với Việt Nam, đặc biệt là những loại gỗ chất lượng cao thuộc nhóm 1 được nhập khẩu và ứng dụng khá nhiều vào sản xuất nội thất gỗ ở Việt Nam.

Nhu cầu thị trường gỗ Việt Nam với nguồn cung Châu Phi:

  • Bên cạnh việc phát triển các mặt hàng đồ gỗ theo trường phái hiện đại, với chất liệu gỗ nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu (gỗ sồi, gỗ teck, gỗ keo, gỗ công nghiệp…), thị trường đồ gỗ Việt Nam vẫn chú trọng đến những mặt hàng truyền thống với các loài gỗ tự nhiên, bao gồm các loại gỗ quý (gỗ giáng hương, gỗ gõ đỏ, gỗ cẩm, gỗ lim…).
  • Gỗ Châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của những mặt hàng truyền thống như làm đồ gỗ nội thất, làm khung ngoại, làm cột đình, chùa (đặc biệt là gỗ Lim), và các công trình xây dựng. Một phần nhỏ không đáng kể trong nhập khẩu được sử dụng chế biến sản phẩm xuất khẩu.
  • Gỗ nguyên liệu từ Châu Phi bắt đầu được nhập vào Việt Nam từ khoảng 2004-2005 và bắt đầu được nhập về nhiều kể từ những năm 2009-2010. Trong những năm gần đây lượng nhập tăng lên rất nhanh
  • Theo quy luật cung cầu, một điều có thể nói chắc được đó là lượng cung chắc chắn sẽ tăng để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Việt Nam hiện nay.

Một số đặc điểm chính của nguồn cung gỗ này:

- Nguồn cung đa dạng: Bình quân mỗi năm có khoảng trên dưới 20 quốc gia từ Châu Phi cung gỗ nguyên liệu cho Việt Nam. Trong đó có khoảng 7-8 quốc gia có lượng cung mỗi năm từ 10.000 m³ trở lên. Các quốc gia có lượng cung lớn nhất bao gồm Cameroon (495 526 m³/năm); Nigeria (82 923 m³/năm), Congo (55 025 m³/năm); Angola (53 171 m³/năm), Nam Phi (49 259 m³/năm); Ghana (44 557 m³/năm) và một vài quốc gia khác.

- Số lượng các loài gỗ nhập khẩu vào Việt Nam đa dạng: khoảng 145 loài gỗ tròn và 110 loài gỗ xẻ từ Châu Phi. Tuy nhiên, có khoảng 5-7 loài được nhập với số lượng lớn; điển hình Tali/okan (lim), doussie (gỗ gõ đỏ), sapelli (xoan đào) và padouk (hương đỏ) (trung bình từ 10.000 m³/năm trở lên).

Xu hướng nhập khẩu gỗ từ nguồn này vào Việt Nam đang tăng.
  • Năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,4 triệu m³ gỗ từ Châu Phi. Mức tăng lượng gỗ nhập năm 2018 chỉ còn 55.400 m³, tương ứng 4,1% so với năm 2017. Trong khi lượng nhập gỗ năm 2017 tăng hơn 400.000 m³ (+43,3%) so với năm 2016.
  • Năm 2019, Việt Nam đã nhập hơn 1,3 triệu m³ gỗ từ Châu Phi; trị giá gần 500 triệu từ châu lục này.
  • Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động xuất nhập khẩu bị đình trệ khá nghiêm trọng; lượng gỗ nguyên liệu xuất khẩu của cả thế giới cùng giảm, với nguồn nguyên liệu gỗ Châu Phi xuất sang cho Việt Nam ít hơn 300 nghìn m³ so với năm 2019, năm 2021 dự kiến có chút khởi sắc, nhưng với sự phức tạp của tình hình dịch bệnh hiện nay rất khó đoán trước được điều gì.

Dẫu vậy, cùng với nhu cầu các mặt hàng gỗ tự nhiên ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam; một điều có thể chắc chắn; đó là kim ngạch nhập khẩu gỗ từ châu lục này sẽ còn tăng nhanh. Đặc biệt sau dịch sẽ lại càng tăng; để bù lại thiếu hụt của nguồn nguyên liệu dự trữ của Việt Nam.

- Gỗ nhập khẩu vào Việt Nam thường có hai dạng chủ yếu: Gỗ tròn và Gỗ xẻ với lượng nhập và giá trị cụ thể được thống kê ở bảng sau:

Lượng và giá trị nhập khẩu gỗ tròn và xẻ từ Châu Phi vào Việt Nam (2016-2020)

2016 2017 2018 2019 2020
Tròn (m³) 701,790 940.066 959.025 873.761 668.230
Tròn (USD) 266.636.416 354.172.714 368.137.867 299.139.978 234.220.000
Xẻ (m³) 165.713 283.480 309.056 463.129 372.230
Xẻ (USD) 87.266.576 141.505.922 146.702.645 193.552.350 137.000.000
Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA và FOREST TRENDS từ số liệu Hải quan Việt Nam

- Thị phần gỗ nguyên liệu Châu Phi nhập khẩu vào Việt Nam cũng có xu hướng tăng rất nhanh.

Châu Phi đã trở thành nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn nhất  của Việt Nam. Năm 2015 lượng gỗ nhập từ Châu Phi chiếm 13% trong tổng lượng gỗ tròn và gỗ xẻ nhập khẩu vào Việt Nam. Con số này đã gấp đôi lên đến 26% trong năm 2019. Cụ thể:

Banner đồ gỗ

  • Thị hiếu với các sản phẩm từ các loại gỗ quý xuất xứ Châu Phi đã phần nào thể hiện ở những số liệu thu thập được về tình hình gỗ nguồn này nhập khẩu về Việt Nam qua các năm như các bạn đã theo dõi ở trên. Một lần nữa khẳng định tính đúng đắn khi chọn các sản phẩm sử dụng chất liệu gỗ xuất sứ Châu Phi này.

Kết luận

Tuy nhiên, do hoạt động khai thác và xuất khẩu gỗ của các này chưa được quản lý nghiêm túc dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi, trái phép. Hiện nay, các nước này đang đẩy mạnh cải cách trong quản lý và điều hành nhằm hạn chế tình trạng này. Điển hình, chính phủ Gabon đã ra quyết định cấm xuất khẩu gỗ tươi từ năm 2010 để phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước, góp phần tạo việc làm cho người lao động và nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng. Chính vì vậy, trong tương lai không xa nguồn cung này khá có khả năng sẽ bị chững lại; sẽ khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các sản phẩm chất lượng mà giá cả lại phải chăng.

Lời khuyên dành cho khách hàng của Xưởng Gỗ An Lạc, hãy sáng suốt coi những món hàng đồ gỗ chất lượng cao ở thời điểm hiện tại là món hàng tích luỹ hiệu quả. Một điều chắc chắn, giá trị của chúng không những không giảm mà còn tăng trong tương lai.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *