Gỗ hương có mấy loại? Tên gọi và cách phân biệt các loại gỗ hương

Trang Wikipedia viết: cây gỗ hương có tên gọi khác là giáng Hương (dáng hương), là một loại thực vật thuộc họ Đậu có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus. Là loài bản địa của Đông Nam Á, bao gồm đông bắc Ấn Độ, Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, cây này phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, thường mọc ở độ cao từ 100-800m so với mực nước biển, cây chịu được nhiêt độ tối cao tuyệt đối 37,7-44,4oC và tối thấp tuyệt đối 4,4-11,2oC, mọc tốt ở vùng có lượng mưa 1270–1520 mm/năm. Ở Việt Nam cây này phân bố ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh. Mọc trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan,  đất xám.

Đặc điểm của cây gỗ giáng hương

Một cây trưởng thành có độ cao trung bình từ 20-30m và có thể cao tới gần 40m. Thân cây tròn, mọc thẳng đứng, đường kính trung bình khoảng 1m. Cây lớn thì đường kính lên tới 1m7, thậm chí 2m. Vỏ thân cây có màu nâu xám, dày khoảng 15-20 mm. Cây trưởng thành vỏ sẽ nứt dọc, bong vảy lớn, thịt vỏ màu hơi vàng, khi bóc lớp vỏ thấy chảy nhựa màu đỏ tươi.

Nhìn từ trên cao sẽ thấy tán cây hình ô tỏa ra xung quanh, cành non có lông mịn, cành càng già càng nhẵn. Lá cây hình lông chim dài từ 20-35cm. Khi ra hoa có màu vàng, quả hình tròn dẹt, có hạt, đường kính hạt từ 4.5cm đến 7cm.

Xem thêm: Cây giáng hương

Về cơ bản, đã là gỗ hương thì dù trồng ở đâu cũng có các đặc điểm chung như sau:

  • Gỗ có kết cấu bền, chắc, rất cứng và nặng;
  • Dác gỗ Hương đều mịn không bao giờ sợ bị mối mọt;
  • Gỗ chứa nhiều tinh dầu nên có mùi hương đặc trưng;
  • Vân gỗ hương đá rất đẹp và có chiều sâu;
  • Cây rất chậm lớn, để có những cây to cần hàng chục đến cả trăm năm;

TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT HIỆN NAY PHỔ BIẾN CÁC LOẠI GỖ HƯƠNG SAU:

Gỗ hương đỏ Việt Nam

Loại gỗ này còn được gọi là gỗ Hương ta, giáng Hương, dáng Hương hoặc đinh Hương. Đây là loại gỗ hương quý hiếm, có vân gỗ đẹp nhất và giá đắt nhất hiện nay. Từ năm 1992 Hương đỏ Việt Nam đã được xếp vào loại gỗ nhóm I bị cấm khai thác nên thị trường hiện nay còn rất ít, chủ yếu là gốc và rễ cây. Gỗ nguyên cây (nguyên tấm) vẫn có nhưng rất khan hiếm, nguồn do lâm tặc khai thác trái phép rồi buôn lậu trên thị trường.

Đặc điểm: Gỗ khi để mộc có mùi thơm nhẹ, màu đỏ, thớ gỗ mịn, đặc. Tom và xớ rất nhỏ.

Cách nhận biết: Mặc dù gỗ màu đỏ nhưng lấy mùn gỗ ngâm vào nước ấm tầm 1-2 tiếng sau nước sẽ đổi sang màu xanh như nước chè.

Chiếu ngựa đa năng về công dụng của sản phẩm

Đây là loại gỗ quý hiếm và có giá trị cao nhất trong số các loại gỗ hương.

Hương đỏ Lào và Campuchia

Do nước ta đã cấm khai thác gỗ Hương từ rất sớm nên nguồn gỗ giáng Hương tại thị trường Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Lào và Campuchia. Do 3 quốc gia Đông Dương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tương đối giống nhau nên cây gỗ Hương Lào và Campuchia rất giống với giáng Hương Việt Nam. Người ít kinh nghiệm khó mà phân biệt được.

Theo giới buôn gỗ chuyên nghiệp thì Hương Lào và Campuchia có màu sắc và vân gỗ kém tươi hơn giáng Hương Việt. Có lẽ do khí hậu và chất đất tại Việt Nam phù hợp với cây gỗ Hương hơn.

Cách nhận biết gỗ hương Lào/Campuchia giống với hương đỏ Việt Nam (cho mùn gỗ vào nước).

Thị trường hiện nay hương đỏ Lào cũng rất khó kiếm được những tấm gỗ to. Phẩm chất của gỗ cũng chỉ thua kém hương Việt một chút nên giá gỗ hương đỏ Lào cũng tương đối cao. Đó là lý do khiến giá bán bàn ghế gỗ hương đỏ Lào cũng cao ngất ngưởng, lên đến hàng trăm triệu 1 bộ.

Hương đỏ Nam Phi (hương huyết)

Khác với Hương đỏ của Việt Nam-Lào-Campuchia, loại gỗ nhập từ Nam Phi khi mới cắt có mùi thơm nhẹ, để lâu bị mất mùi. Tâm gỗ có màu nâu đỏ rất đều màu. Vân gỗ mịn liền mạch. Dát của gỗ có màu vàng nhạt.

Cách nhận biết:

  • Gọi là gỗ Hương huyết vì khi mới cắt xong, gỗ có màu đỏ tươi nhìn giống màu máu (huyết), để lâu sẽ chuyển thành màu đỏ cánh gián đậm.
  • Khi bỏ mùn gỗ vào nước, nước sẽ đổi màu đỏ như máu và có váng là tinh dầu của gỗ.
  • Khi đốt gỗ hương đỏ Nam Phi cháy rất lâu, tỏa mùi thơm nhẹ và có tàn màu trắng.

Giá trị kinh tế: Gỗ hương huyết Nam Phi rất nhanh xuống màu nên hầu như người ta chỉ dùng làm đồ thờ và giá bán của nó cũng khá rẻ, rẻ hơn rất nhiều so với gỗ Hương Lào.

Hương vân Nam Phi

Còn gọi là gỗ Hương nghệ (vì gỗ có màu vàng như nghệ, hương chua hoặc hương thối (vì mùi gỗ khi mới cắt chua như đồ ăn để lâu bị lên men). Để ý lớp cắt trên gỗ Hương Nam Phi các bạn sẽ thấy màu sắc rất đều màu. Đường vân gỗ cũng có màu sắc đậm hơn, cho ta thấy chất gỗ rất chắc và bền.

Do đặc tính thời tiết miền Bắc rất oi và có độ ẩm cao nên bàn ghế gỗ Hương vân để trong nhà sẽ bốc mùi rất khó chịu nên người miền Bắc không chuộng loại gỗ này như ở miền Nam. Trong Nam thời tiết khô và độ ẩm thấp hơn nên gỗ không bị mùi.

Gỗ hương vân đúng như tên gọi có vân gỗ rất nhiều. Vân gỗ có màu nâu sẫm nổi bật trên nền gỗ vàng nâu. Vân gỗ có rất nhiều hình dạng, có chiều sâu rất đẹp và bắt mắt nhưng không dày, sắc nét như gỗ hương đỏ. Thớ gỗ tương đối mịn, không bị mối mọt.

Cách nhận biết: Gỗ hương vân rất dễ nhận biết do vân gỗ rất nhiều. Không có loại gỗ nào có thể làm giả hương vân vì chỉ cần nhìn vân gỗ là biết ngay

Gỗ hương đá

Gỗ hương đá cũng là một trong những loại gỗ thuộc dòng tự nhiên quý, đặc tính ưa trầm tích, đất xám, đất đỏ bazan, rừng khộp, rừng bán thường xanh.

Là cây thuộc họ đậu, hương đá cũng sinh trường và phát triển trong môi trường khắc nhiệt, nắng nóng chủ yếu ở những tỉnh Tây Nguyên như Daklak, Gia Lai, Kon Tum. Nhưng nguồn gỗ hương đá hiện nay tại Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ các nước Châu Phi.

Bộ Nghê Bảo Đỉnh Gỗ Hương Đá Cột 16

Là cây thuộc họ đậu, hương đá sinh trưởng và phát triển trong môi trường khắc nhiệt, nắng nóng. Với số lượng không nhiều, gỗ hương đá được xét vào dòng gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao.

Cây gỗ hương đá cao lớn, mọc ở nơi đất đỏ bazan, chúng có đường kính trung bình trên dưới 100cm, cây cao, tán lá rộng.

Những cây mọc ở rừng sâu có thể có đường kính lên tới 150cm, những cây gỗ hương đá như vậy rất hiếm và được quản lý nghiêm ngặt.

Mặt bàn gỗ hương đá nguyên khối 240x80x15cm vân siêu đẹp (Cô Nga, Thanh Hóa)

Người ưa thích gỗ, nội thất gỗ bị hấp dẫn bởi các đường vân của loại gỗ này. Ngoài ra còn những đặc điểm khiến giá trị của gỗ hương đá cao hơn một số loại khác.

Thân cây gỗ hương đá

Thân cây gỗ hương đá thẳng, không có nhánh, cành gần gốc, vỏ cây mà nâu và bong tróc vảy. Cây càng có tuổi đời lớn những mảng nứt dọc, bong vảy càng to và để lộ ra lớp thịt gỗ tuyệt đẹp bên trong.

Phản gỗ nguyên khối được làm từ gỗ hương xám Nam Phi

Thịt cây gỗ hương đá

Thịt gỗ hương đá lớp ngoài có màu vàng cam nhạt, chiếm một phần tư bán kính thân gỗ. Phần lõi phía trong có màu nâu tối hơn bên ngoài một chút. Gỗ tươi lúc cưa nhỏ còn nhìn được cả nhựa cây có màu hơi đỏ, nhìn rất đẹp. Nhưng lúc chạm vào thanh gỗ lại cảm nhận được chúng rất khô và chắc.

Giá trị của gỗ hương đá:

Giá gỗ hương đá đắt hơn so với hương huyết nhưng rẻ hơn so với hương đỏ Lào. Để xếp loại theo phẩm chất gỗ thì hương đá chỉ xếp hạng trung bình trong dòng gỗ hương, thua kém so với hương đỏ Lào. Tuy nhiên vân gỗ hương đá lại rất sắc nét, uốn lượn điệu đà, sau khi gia công vân gỗ nổi lên rất đẹp vì thế ở góc nhìn thẩm mỹ thì gỗ hương đá có thể coi là đẹp.

Mặc dù phẩm chất gỗ không thể so được với hương đỏ Lào nhưng hương đá vẫn là dòng gỗ nặng, cứng, dễ gia công và có độ bền tương đối lên đến vài chục năm. Cùng với giá bán của nó trên thị trường cũng ở mức trung bình, phù hợp với thu nhập của người Việt nên đây vẫn là sự lựa chọn của đại đa số các khách hàng của Xưởng gỗ An Lạc.

Quý anh chị có thể xem thêm các sản phẩm làm từ gỗ hương đá để đánh giá vân gỗ nhé:

Cho đến hiện tại, nguồn cung gỗ hương đá vẫn còn khá dồi dào và là một trong những loại gỗ phổ biến nhất hiện nay ứng dụng trong ngành nội thất.

Gỗ nu hương

Nu hương bản chất là gỗ hương nhưng vân gỗ có điểm đặc biệt, độc lạ hoàn toàn so với vân gỗ thông thường. Có thể nói vân gỗ không theo một quy luật nào cả, hình thành hoàn toàn tự nhiên và rất hiếm gặp.

Tại sao gỗ Nu lại được gọi là nhóm gỗ hiếm?

  1. Phải là cây gỗ quý có tuổi đời hàng trăm năm trở lên mới có nu: Quá trình hình thành nu gỗ hoàn toàn là tự nhiên, nu mọc chồi từ thân cây bị mối mọt đục, sét đánh, bị thương, bị bệnh... khối nu phát triển theo sự phát triển của cây qua hàng trăm, hàng ngàn năm mới được tạo thành.
  2. Trong hàng trăm cây mới có 1, 2 cây có nu:  Ước tính trong 100 cây gỗ quý mới tìm được 1 - 2 cây có nu và kích thước khối nu cũng khác nhau, cây càng lâu năm thì khối nu càng lớn.

Gỗ nu hương hội tụ ưu điểm của gỗ hương và cả đặc tính riêng của phần nu:

  • Phần gỗ nu rất nặng và cứng, bền hơn so với gỗ thường.
  • Bề mặt gỗ nu sần sùi với các u, cục, sụn và thường có màu vàng, vàng đỏ, màu đỏ nâu nhạt hoặc màu đỏ đậm.
  • Phần thớ gỗ nu rất mịn với các đường vân gỗ hình xoắn như những đám mây rất đẹp, có thể nổi lên các chấm đốm nhỏ độc đáo. Gỗ tỏa ra mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu...

Gỗ nu có khả năng đặc biệt là chống mối mọt cao, trường tồn với thời gian: Gỗ nu có đặc điểm vô cùng cứng chắc, bề ngoài sần sùi nhưng thớ bên trong rất mịn, gỗ chắc nịch và có khả năng chống mối mọt. Các tác phẩm, đồ vật làm bằng gỗ nu càng để lâu lại càng có giá trị. Bởi vậy mà gỗ nu được coi là loại gỗ có giá trị trường tồn theo thời gian.

Banner đồ gỗ
Nhận đặt hàng theo yêu cầu của quý khách

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *