Đồ gỗ nội thất gỗ tự nhiên là sản phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng; tạo sự sang trọng tinh tế của một ngôi nhà. Vậy đồ gỗ tự nhiên được sản xuất như thế nào để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và thẩm mỹ. Khi bạn muốn mua sản phẩm gỗ nguyên khối tự nhiên nào bạn cũng thắc mắc xem nó sản xuất như thế nào; bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn đọc những bước cơ bản nhất trong quy trình sản xuất gỗ nguyên khối tự nhiên.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Đây là khâu quan trọng, giúp đảm bảo sự chủ động về nguyên liệu và ổn định về giá cho các sản phẩm gỗ của xưởng.
Những cây gỗ đúng chủng loại đủ tuổi trong khu rừng được phép khai thác để cắt hạ thành những khối gỗ trụ tròn (bi gỗ) và vận chuyển về bãi gỗ của xưởng, tại đây gỗ tròn sẽ được chọn lọc, kiểm tra sơ bộ nhằm phân loại chúng thành các nhóm gỗ đẹp, gỗ tầm trung, gỗ kém chất lượng để phục vụ cho từng mục đích khác nhau.
Đối với các loại gỗ nhập khẩu thì xưởng phải nhập qua đối tác chuyên nhập khẩu và phân phối gỗ. Nguồn gỗ nhập phổ biến hiện nay đến từ các nước Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Thường thì cây gỗ tròn trước khi được vận chuyển đến xưởng chế biến sẽ có thời gian khô tự nhiên; giảm chi phí trong quá trình tẩm sấy sau này.
Giai đoạn 2: Xử lý gỗ nguyên liệu
Bước 1: Xẻ gỗ:
Khối gỗ tròn đã phân loại sơ bộ sẽ được xẻ thành các phôi gỗ theo kích thước tiêu chuẩn; bằng các loại máy cưa lọng. Nếu có kinh nghiệm sẽ xẻ để không bị hao gỗ và cho ra những sản phẩm không bị lỗi, ít độ nứt nẻ.
Điều này sẽ thuận tiện, giảm bớt chi phí khi vận chuyển về xưởng, nhà máy chế biến.
Bước 2: Sấy tẩm gỗ:
Phôi gỗ sau khi xẻ vẫn chứa một lượng nước lớn nên có độ ẩm rất cao. Nguồn nước này sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái và tính chất của gỗ. Bởi vậy việc sấy tẩm phôi gỗ tự nhiên là bước bắt buộc trước khi gia công thành các sản phẩm nội thất.
Với công đoạn này, gỗ sau khi xẻ sẽ được ngâm trong hóa chất chuyên dụng để chống mối mọt; sau đó đưa vào lò sấy hơi nước để rút bớt lượng nước tự nhiên còn tồn đọng trong thân gỗ. Nhờ đó cốt gỗ có tính ổn định, cứng chắc hơn; hạn chế được tối đa mối mọt, cong vênh hay nứt vỡ do tác động của thời tiết, tác động lực từ bên ngoài. Đây cũng chính là “bí quyết” mang lại độ bền và tuổi thọ dài lâu cho các sản phẩm nội thất tự nhiên.
Sấy gỗ: Độ ẩm trong gỗ sau khi sấy được đảm bảo ở mức 15%; đây là điều kiện tiêu chuẩn. Phương pháp sấy được sử dụng phổ biến nhất hiện này là phương pháp sấy nhiệt với lò sấy bằng hơi nước. Ngoài ra hiện nay thị trường đang phát triển loại lò sấy truyền thống kết hợp lò sấy năng lượng mặt trời. (các bạn có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY).
Tẩm gỗ: Sử dụng những loại hoá chất không gây hại đối với sức khoẻ con người; có tác dụng chống mối mọt và tác dụng rút nước ở bên trong thớ gỗ.
Bước 3: Chọn lọc và phân loại gỗ
Sau khi sấy, gỗ sẽ được lọc và phân loại dựa theo các tiêu chí khác nhau như độ mịn, kích thước, vân gỗ, màu sắc, độ bị cong vênh, nứt nẻ... Việc lọc và phân loại sẽ giúp loại bỏ đi những tấm gỗ không đạt tiêu chuẩn và lựa chọn được những tấm gỗ có kích thước và chất liệu phù hợp cho quá trình sản xuất của từng loại sản phẩm đồ gỗ. Cách lựa chọn sẽ dựa vào đặc tính của từng loại gỗ cũng như yêu cầu sản xuất.
Những tấm gỗ lớn được sử dụng làm phản gỗ, ván mặt của bàn ghế phòng khách, bàn ghế ăn, nhỏ hơn một chút có thể chế tác thành mặt ghế và các chi tiết khác. Ngoài ra những phôi gỗ đẹp có thể được sử dụng để chế tác cặp lục bình phong thuỷ.
Giai đoạn 3: Chế tác và hoàn thiện sản phẩm đồ gỗ tự nhiên
Sau khi lựa chọn, gỗ sẽ được đưa vào gia công để tạo thành các đồ gỗ thành phẩm. Nội thất gỗ không được sản xuất hàng loạt theo một kích thước hay một bản thiết kế cố định như những loại sản phẩm thông thường khác. Mỗi một sản phẩm có những yêu cầu về kỹ thuật và kích thước khác nhau.
Khi nhận được bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu sản xuất. Phân xưởng tiến hành sản xuất với độ chính xác của sản phẩm gần như tuyệt đối với bản vẽ kỹ thuật. Giai đoạn 3 này là giai đoạn vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp chất lượng thành phẩm sau này.
Bước 1: Tạo hình sản phẩm ở dạng mộc thô
Trong công đoạn này những khối gỗ phù hợp đã lựa chọn sẽ được tạo hình phù hợp cho từng sản phẩm. Các chi tiết có thể được chạm trổ thành những hoạ tiết trang trí phù hợp với yêu cầu mẫu mã sản phẩm hoặc đục họa tiết theo yêu cầu của khách hàng. Ví dụ những linh vật long, phượng, rùa, nghê,... hoặc hoa lá, cây cỏ.
Quá trình này có thể sử dụng hệ thống máy móc chuyên dụng như máy đục khắc gỗ CNC, hoặc đục chạm thủ công. Với máy đục gỗ CNC công việc chạm khắc trên bề mặt gỗ sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác; giúp giảm thiểu sức người và nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên các nét đục khi sử dụng máy đục CNC sẽ không có được sự kênh bong sắc nét bằng chạm đục thủ công.
Tùy vào từng trường hợp mà xưởng sẽ đục tay hoàn toàn hoặc kết hợp cả đục máy và đục tay, miễn là tạo hình được các thành phần, chi tiết của bộ sản phẩm ở mức cơ bản. Đồ gỗ sau khi được gia công phần thô; sẽ được đội ngũ thợ mộc tiến hành lắp ráp để tạo bộ mộc thành phẩm.
Với các sản phẩm cao cấp về cơ bản những mối nối lắp ráp; các chi tiết của sản phẩm đều sử dụng “ghép mộng”; rất ít khi dùng đinh. Mục đích của việc này nhằm tạo tính đồng nhất về chất liệu gỗ của bộ sản phẩm. Tính nhất quán về bản chất và màu sắc gỗ được đảm bảo cũng như tuổi thọ cho sản phẩm nội thất được nâng cao. Sự gắn kết bền vững và vô cùng tinh tế của những chi tiết ghép mộng còn giúp cho sản phẩm có khả năng chịu lực tốt hơn, bền hơn.
Sau khi lắp rắp, hoàn thiện mộc theo đúng yêu cầu kỹ thuật; Xưởng gỗ An Lạc sẽ quay video và chụp ảnh được khách đặt nghiệm thu phần mộc thô tại xưởng sản xuất. Sản phẩm sẽ được tiến hành sơn. (toàn bộ công đoạn sơn được sơn trong phòng sơn chuyên dụng với những yêu cầu nghiêm ngặt).
Bước 2: Làm nhẵn bề mặt sản phẩm
Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và trải nghiệm của người sử dụng. Người thợ sẽ sử dụng những loại máy chuyên dụng để làm nhẵn mịn bề mặt sản phẩm. Có thể dùng máy bào, máy chà, máy đánh bóng,... hoặc đánh giấy ráp bằng tay.
Thông thường các bề mặt phẳng như mặt bàn, mặt ghế, ván mặt giường tủ, kệ,... thì dùng máy đánh sẽ nhanh hơn tay người. Nhưng những chi tiết đục chạm kênh bong, các vị trí khuất, lõm sâu,... thì không thể sử dụng máy mà cần thợ giấy ráp đánh bằng tay. Công việc này đòi hỏi sử tỉ mỉ, kiên nhẫn và bàn tay khéo léo,… để sản phẩm thu được không còn những vết gồ, sơ gỗ, rằm gỗ nhấp nhô.
Công đoạn này nếu làm không kỹ, thì khi phun sơn lên rất dễ bị nổi bọt, bề mặt nhấp nhô sờ bị ráp tay, thậm chí nhìn bằng mắt thường cũng thấy rõ, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bộ sản phẩm.
Bước 3: Sơn PU bảo vệ gỗ
Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình chế tác đồ gỗ tự nhiên; quyết định đến 70% độ bền đẹp của sản phẩm sau này. Dây chuyền công nghệ sơn phủ phải đạt chuẩn theo quy định với máy móc hiện đại, sơn nhập khẩu chất lượng cao. Tất cả phải đáp ứng được các đặc tính không mùi, không màu, thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khỏe.
Công đoạn này Xưởng Gỗ An Lạc sử dụng sơn PU 5 lớp tiêu chuẩn cho đồ gỗ tự nhiên. Trong đó có 1 lớp sơn đáy ngăn dầu trong gỗ và tạo liên kết giữa gỗ và sơn, 3 lớp sơn lót sau đó bề mặt được phủ lớp sơn bóng tăng cường ô xít nhôm chống trầy xước. Nhờ đó giúp sản phẩm có màu sắc hài hòa; giữ được nguyên vẹn mùi hương dễ chịu, vẻ đẹp nguyên bản của từng đường vân gỗ tự nhiên; tôn lên được vẻ đẹp đích thực của từng chất liệu gỗ mà vẫn an toàn cho người sử dụng. Đồng thời, việc sơn đúng kĩ thuật còn giúp tạo độ bóng; bắt mắt hơn cũng như chống trầy xước, mài mòn; tăng khả năng chống chịu nước hiệu quả cho bộ sản phẩm đồ gỗ tự nhiên..
Xem thêm: Phun bộ bàn ăn nguyên khối
Lưu ý:
Ngoài ra, để có được màu sắc gỗ sáng hơn, đều màu hơn, vân thớ rõ ràng, trang nhã hơn…, sau khi hoàn thiện mộc sản phẩm đồ gỗ thường được tẩy màu bằng hoá chất phù hợp (oxi già 50%+ bột khai NH4HCO3). Sau đó rửa sạch hong khô rồi mới tiến hành công đoạn sơn cho ra sản phẩm với màu ưng ý. Mặt khác, tẩy gỗ bằng hoá chất cũng có công dụng là đề phòng và loại trừ biến màu do phơi nắng, loại trừ các vết bẩn do mốc xanh, mốc đốm, acid, alkali,… gây nên, từ đó nâng cao độ bền của gỗ.
Xem thêm: Tại sao phải tẩy gỗ và tẩy như thế nào khi làm Nội Thất Gỗ Tự Nhiên
- Hoàn thiện đóng gói sản phẩm:
Sản phẩm sau khi sơn sẽ được hong khô sơn; rồi tiến hành kiểm tra lại một lần nữa từng chi tiết của bộ sản phẩm. Khi xác nhận là không còn lỗi kĩ thuật nào, sản phẩm sẽ được nghiệm thu. Trong trường hợp cần chỉnh sửa; đội thợ sẽ tiến hành chỉnh sửa lại trước khi đóng gói bàn giao cho khách mua hoặc cung cấp ra thị trường.
♣ Với mỗi loại sản phẩm cụ thể các công đoạn chế tác lại
có những thay đổi khác nhau cho phù hợp.
Ví dụ với các sản phẩm nguyên khối như phản gỗ / chiếu ngựa nguyên khối, mặt bàn nguyên khối… công đoạn này được rút ngắn như sau:
- Sản phẩm đồ gỗ nguyên khối được làm từ những tấm gỗ nguyên khối không chắp ghép; nên công đoạn "Lắp ráp chi tiết" cho sản phẩm có thể bỏ qua.
- Với dòng sản phẩm nguyên khối, tuỳ vào yêu cầu của khách hàng; mà tấm gỗ nguyên khối sẽ được cắt tạo khối hình hộp chữ nhật; hoặc để nguyên phe gỗ (nguyên hình dáng thân cây gỗ)
- Sau khi tạo hình hoàn thành, bộ sản phẩm nội thất gỗ sẽ được gia công bào mặt; làm nhẵn bề mặt sản phẩm với hai hình thức có thể sử dụng là bào máy và bào tay; tuỳ thuộc vào yêu cầu sản phẩm hoặc chất liệu gỗ, hay yêu cầu của khách hàng. Sau đó, tiếp tục chà nhẵn lại một lần nữa bằng giấy nhám; giúp tăng độ mịn bề mặt sản phẩm.
Xưởng Gỗ An Lạc địa chỉ uy tín, tín cậy mua đồ gỗ tự nhiên cho khách hàng
Hi vọng với chia sẻ trên của chúng tôi, bạn đọc có thể phần nào hiểu hơn về quy trình chế biến sản xuất đồ gỗ tự nhiên, cũng như hiểu hơn về Xưởng Gỗ An Lạc. Chúng tôi rất chăm chút, tỉ mỉ từng giai đoạn trong quá trình sản xuất; từ khâu nguyên liệu đến ra thành phẩm; điều đó đã giúp khách hàng sở hữu được những sản phẩm gỗ đẹp và vô cùng bền bỉ với thời gian. Chắn hẳn sẽ làm khách mua hoàn toàn có thể yên tâm với chất lượng của sản phẩm gỗ nội thất. Xưởng Gỗ An Lạc là địa chỉ tin cậy dành cho quý khách hàng.